Bao giờ cũng vậy, người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) cho số nén hương dâng lên. Hoặc có thể người ta cũng đốt cả nắm hương chứ không chọn số chẵn (2, 4, 6, 8). Theo thói quen là vậy, còn theo lý giải của nhà Phật cho rằng, số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng hơn.
Có nhiều quan niệm khác nhau về các con số. Số 7 và số 9 được tượng trưng cho “vía” của con người, khi người ta muốn xin ơn cho cá nhân (nam thất nữ cửu). Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau hơn. Đó có thể là:
Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng),
Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới),
Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai),
Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ) của nhà Phật...
Bởi vậy mà ở sân chùa cũng thường có 3 đỉnh hương to. Con số 5 là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh. Nhưng dù là con số nào đi chăng nữa thì việc thắp hương cũng chính là dâng tâm mình giữa trần gian đối với những bậc tâm kính, những người đã khuất. Hương chính là sợi dây vô hình nối liền hai cõi thực hư.
Trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng gồm có:
Hương – Hoa (hương – hoa)
Đăng – Trà (nến, đèn – trà)
Quả – Thực (quả – cơm).
Không chỉ có nhà Phật, mà cả các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo cũng dùng hương trong các ngày lễ của mình. Người Thiên Chúa giáo xông hương trong các thánh lễ của mình: trước bàn thờ, trước cuốn Kinh Thánh, trước mình Thánh, rượu Thánh và trước cả linh cữu của người đã mất...
Nhưng trên tất cả, trong mỗi người dân Việt Nam đều coi hương là một công cụ đặc biệt quan trọng đối với đời sống hàng ngày, và đặc biệt là đời sống tâm linh. Ai trong chúng ta cũng đã ít nhiều quen với việc thắp hương, dâng hương. Cho dù không tin vào thần thánh, vào thế giới bên kia, nhưng chúng ta đều tin rằng nén hương và hương thơm của nó giúp chúng ta ấm áp tâm hồn.
Nén hương vòng cháy theo chiều kim đồng hồ như chính vòng xoáy nhân sinh của cuộc đời, đó là vòng đời của mỗi con người nơi trần thế. Và tất cả chúng ta, cuối cùng cũng đi đến một mục đích, vươn tới giá trị đích thực của cõi tâm linh, vươn tới những điều: Chân – Thiện – Mỹ của cuộc đời.
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta, dù thành thị hay nông thôn, mỗi khi Tết đến, Xuân về đều thắp lên trong nhà mình một nén hương để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Một nén hương cầu chúc hạnh phúc cho mọi người trong gia đình, để cầu xin bình an trong năm mới và để cho không khí của những ngày đầu năm thêm ấm áp và tươi vui...
Mùa Xuân là mùa có nhiều hội hè, mùa tảo mộ, thanh minh. Ngày Xuân cũng là thời gian họp mặt của những người trong gia đình, cùng nhau đi viếng chùa cầu phúc...
Những nén hương được thắp lên và mọi người cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này không còn là thứ hàng hóa rẻ tiền nữa mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Có nhiều quan niệm khác nhau về các con số. Số 7 và số 9 được tượng trưng cho “vía” của con người, khi người ta muốn xin ơn cho cá nhân (nam thất nữ cửu). Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau hơn. Đó có thể là:
Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng),
Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới),
Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai),
Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ) của nhà Phật...
Bởi vậy mà ở sân chùa cũng thường có 3 đỉnh hương to. Con số 5 là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh. Nhưng dù là con số nào đi chăng nữa thì việc thắp hương cũng chính là dâng tâm mình giữa trần gian đối với những bậc tâm kính, những người đã khuất. Hương chính là sợi dây vô hình nối liền hai cõi thực hư.
Trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng gồm có:
Hương – Hoa (hương – hoa)
Đăng – Trà (nến, đèn – trà)
Quả – Thực (quả – cơm).
Không chỉ có nhà Phật, mà cả các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo cũng dùng hương trong các ngày lễ của mình. Người Thiên Chúa giáo xông hương trong các thánh lễ của mình: trước bàn thờ, trước cuốn Kinh Thánh, trước mình Thánh, rượu Thánh và trước cả linh cữu của người đã mất...
Nhưng trên tất cả, trong mỗi người dân Việt Nam đều coi hương là một công cụ đặc biệt quan trọng đối với đời sống hàng ngày, và đặc biệt là đời sống tâm linh. Ai trong chúng ta cũng đã ít nhiều quen với việc thắp hương, dâng hương. Cho dù không tin vào thần thánh, vào thế giới bên kia, nhưng chúng ta đều tin rằng nén hương và hương thơm của nó giúp chúng ta ấm áp tâm hồn.
Nén hương vòng cháy theo chiều kim đồng hồ như chính vòng xoáy nhân sinh của cuộc đời, đó là vòng đời của mỗi con người nơi trần thế. Và tất cả chúng ta, cuối cùng cũng đi đến một mục đích, vươn tới giá trị đích thực của cõi tâm linh, vươn tới những điều: Chân – Thiện – Mỹ của cuộc đời.
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta, dù thành thị hay nông thôn, mỗi khi Tết đến, Xuân về đều thắp lên trong nhà mình một nén hương để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Một nén hương cầu chúc hạnh phúc cho mọi người trong gia đình, để cầu xin bình an trong năm mới và để cho không khí của những ngày đầu năm thêm ấm áp và tươi vui...
Mùa Xuân là mùa có nhiều hội hè, mùa tảo mộ, thanh minh. Ngày Xuân cũng là thời gian họp mặt của những người trong gia đình, cùng nhau đi viếng chùa cầu phúc...
Những nén hương được thắp lên và mọi người cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này không còn là thứ hàng hóa rẻ tiền nữa mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
0 nhận xét:
Post a Comment