Tục đốt hương (đốt nhang) có từ đời nào ?
Tra sách Vân Ðài Loại Ngữ của Lê Quý Ðôn
(trang 184), ta đọc một đoạn biên khảo rất kỹ về nguồn gốc của sự đốt
hương. Ðại khái thì ta biết rằng thuở xa xưa, người Tàu lấy lửa đốt củi
thui các con vật gọi là vật hy sinh, rồi sau thì bắt chước phong tục đốt
hương từ Tây phương tức là Ấn Ðộ. Việt Nam là một nơi mà tục đốt hương
có rất sớm với sự du nhập của Phật giáo. Lê Quý Ðôn viết:
Sách Vân Lộc Mạn sao chép: “Sách Lễ Ký
nói: “Khi tế trời phải đốt củi ở trên giao đàn (gọi là thái đàn). Sách
Chu Lễ nói: “Ðốt củi thui trâu” nghĩa là để cầu thần. Ðời sau không đốt
củi, lại đốt hương. Hương là do phương Tây sản xuất. Nhà Phật khi hành
lễ cũng đốt hương cho được thanh tịnh, nên khi làm phép thì đốt hương
niệm chú. Các đạo sĩ cũng đốt hương tẩy uế. Nho giáo thì trái lại.