TRẦM HƯƠNG QUÊ TÔI
Nằm giữa bạt ngàn núi rừng Thị Trấn Quỳ Châu - Nghệ An như một thung lũng bình yên, tương truyền đây là nơi giao nhau giữa thượng giới và hạ giới. Chính tại nơi này, Ngọc Hoàng đã ban phát cho muôn dân một loài cây lạ mà rễ của chúng tỏa hương thơm khắp núi rừng. Đó chính là Trầm Hương, người làng mang rễ cây nghiền thành hương liệu làm nên hương trầm. Mùi của Trầm Hương rất đặc biệt và không thể thiếu được trong những ngày Tết cổ truyền ở Vùng đất Nghệ Tĩnh muôn đời qua, dù ai đi ngược về xuôi cứ mỗi độ Tết về lại nao lòng bởi mùi hương ấm áp, ngọt ngào.
Việc chế biến hương liệu đòi hỏi khá tỉ mỉ và cầu kỳ, nó có sự khác nhau giữa thời trước và thời nay. Trước đây, người làm hương chuyên nghiệp thể nào cũng phải tìm bằng được Trầm Hương mới mong làm ra búp hương có mùi dịu, thơm lâu và quyến luyến lòng người. Bây giờ do Trầm Hương ngày càng khan hiếm người ta thay thế bằng rễ của cây Trầm lâu năm, cũng có hương tương tự, rồi trộn lẫn với các vị thuốc Bắc như nụ hồi, đinh hương, cam thảo, quế...
Tất cả hương liệu trên đem giã nhỏ rồi trộn với bột bã mía đã được phơi khô. Bã mía phải là loại mía mật thân to bằng bắp tay và lóng suôn dài, khi đốt lên mới có được mùi thơm đặc biệt ngọt ngào. Dưới bàn tay tài tình của các Nghệ Nhân những búp hương đã được se một cách tài tình và tỷ mỹ
Hương trầm Quỳ Châu quê tôi được ưa chuộng còn bởi cái lõi hương làm bằng ruột tre bánh tẻ, vừa dẻo lại mềm, khô giòn và cháy đều. Khi thắp xong, nén hương uốn vòng lại giống như bông hoa đang cười, báo hiệu một năm mới hưng thịnh và nhiều lộc tài cho gia chủ.
Nằm giữa bạt ngàn núi rừng Thị Trấn Quỳ Châu - Nghệ An như một thung lũng bình yên, tương truyền đây là nơi giao nhau giữa thượng giới và hạ giới. Chính tại nơi này, Ngọc Hoàng đã ban phát cho muôn dân một loài cây lạ mà rễ của chúng tỏa hương thơm khắp núi rừng. Đó chính là Trầm Hương, người làng mang rễ cây nghiền thành hương liệu làm nên hương trầm. Mùi của Trầm Hương rất đặc biệt và không thể thiếu được trong những ngày Tết cổ truyền ở Vùng đất Nghệ Tĩnh muôn đời qua, dù ai đi ngược về xuôi cứ mỗi độ Tết về lại nao lòng bởi mùi hương ấm áp, ngọt ngào.
Việc chế biến hương liệu đòi hỏi khá tỉ mỉ và cầu kỳ, nó có sự khác nhau giữa thời trước và thời nay. Trước đây, người làm hương chuyên nghiệp thể nào cũng phải tìm bằng được Trầm Hương mới mong làm ra búp hương có mùi dịu, thơm lâu và quyến luyến lòng người. Bây giờ do Trầm Hương ngày càng khan hiếm người ta thay thế bằng rễ của cây Trầm lâu năm, cũng có hương tương tự, rồi trộn lẫn với các vị thuốc Bắc như nụ hồi, đinh hương, cam thảo, quế...
Tất cả hương liệu trên đem giã nhỏ rồi trộn với bột bã mía đã được phơi khô. Bã mía phải là loại mía mật thân to bằng bắp tay và lóng suôn dài, khi đốt lên mới có được mùi thơm đặc biệt ngọt ngào. Dưới bàn tay tài tình của các Nghệ Nhân những búp hương đã được se một cách tài tình và tỷ mỹ
Hương trầm Quỳ Châu quê tôi được ưa chuộng còn bởi cái lõi hương làm bằng ruột tre bánh tẻ, vừa dẻo lại mềm, khô giòn và cháy đều. Khi thắp xong, nén hương uốn vòng lại giống như bông hoa đang cười, báo hiệu một năm mới hưng thịnh và nhiều lộc tài cho gia chủ.
Nguồn (trang faceboo: HuongTramQuyChau)